Xuất bản: 26/05/2023  

Dấu hiệu đau ruột thừa dễ nhận biết nhất

Dấu hiệu đau ruột thừa?

Đau ruột thừa là bệnh cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp do chủ quan nên đưa đến viện muộn gây hậu quả rất khó lường. Cơn đau do viêm ruột thừa gây ra thường bắt đầu với dấu hiệu quặn nhẹ ở vùng bụng trên hoặc rốn, sau đó di chuyển xuống phần tư phía dưới bụng phải.

Đau ruột thừa có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đau ruột thừa có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm viêm ruột thừa, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và thậm chí là tử vong. Do đó, việc phát hiện và điều trị đau ruột thừa kịp thời là rất quan trọng.

Dấu hiệu đau ruột thừa?

Các dấu hiệu đau ruột thừa? Đau ruột thừa bên nào?

  • Cơn đau do viêm ruột thừa gây ra thường bắt đầu với dấu hiệu quặn nhẹ ở vùng bụng trên hoặc rốn, sau đó di chuyển xuống phần tư phía dưới bụng phải.
  • Các triệu chứng điển hình có thể kể đến như: Cơn đau bắt đầu một cách đột ngột. Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi ho hoặc di chuyển. Đau dữ dội khiến người bệnh mất ngủ. Triệu chứng đau đớn tiến triển nghiêm trọng chỉ trong vòng vài giờ.
  • Vùng bụng sưng bất thường. Có hiện tượng sốt nhẹ, táo bón, tiêu chảy và nhu cầu đi tiểu cao hơn.
  • Một số triệu chứng khác có thể gặp phải gồm: Ăn không ngon, khó tiêu, buồn nôn, nôn.

Trong trường hợp xuất hiện dấu hiệu táo bón và nghi ngờ bị viêm ruột thừa, người bệnh nên tránh dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ. Những phương pháp này có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, điển hình là vỡ ruột thừa.

Khi nhận thấy các triệu chứng viêm ruột thừa cấp kể trên, bệnh nhân nên đi khám ngay bởi diễn tiến của bệnh rất nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa từ viêm sẽ có nguy cơ chuyển sang vỡ khiến phân tràn vào ổ bụng và đe dọa tính mạng.

Cách điều trị đau ruột thừa?

  • Phẫu thuật nội soi: Là phương pháp nhanh gọn, hiệu quả, hồi phục nhanh phù hợp với nhiều bệnh nhân. Trừ trường hợp có chống chỉ định như bệnh tim mạch, bệnh hô hấp nặng, từng phẫu thuật ổ bụng….
  • Phẫu thuật mở: Với các trường hợp viêm nặng, ổ viêm bất thường, có biến chứng…, thì có thể sẽ được chỉ định phẫu thuật mở.

Ngoài ra, hiện nay vẫn có cách điều trị không phẫu thuật bằng kháng sinh. Thống kê cho thấy, có đến 90% trường hợp viêm ruột thừa cấp không biến chứng có thể trị hết bằng kháng sinh. Tuy nhiên, trong số đó có khoảng 30% sẽ bị tái phát.

Chính vì thế mà phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa vẫn là phương pháp điều trị đau ruột thừa được dùng nhiều nhất. Trong một số trường hợp tình trạng bệnh nhân không phù hợp phẫu thuật thì bác sĩ sẽ cân nhắc dùng kháng sinh.

Sau khi mổ ruột thừa, người bệnh cần lưu ý gì?

  • Ăn các thức ăn lỏng như cháo, súp, sữa…chia bữa ăn thành những phần nhỏ trong ngày.
  • Hãy uống nhiều nước. Tránh thức uống chứa caffeine, tránh các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ.
  • Nên tận dụng thời gian rảnh rỗi trong ngày để đi bộ, vận động nhẹ và không được bưng bê vật nặng hoặc tham gia vào hoạt động có gắng sức.
  • Mặc quần áo thoải mái, vì nếu mặc đồ bó sát có thể gây kích ứng da xung quanh vị trí vết mổ.
  • Dùng miếng đệm sưởi ấm hoặc túi nước đá chườm trên vết mổ để giúp giảm đau.
  • Tái khám đúng hẹn theo lịch của bác sĩ. Nếu gặp các triệu chứng như: sốt cao, nhịp tim tăng, khó thở, xuất hiện các cơn đau, vết mổ hở miệng, rỉ nước, có mùi, sưng đỏ… bạn phải gọi cho bác sĩ để xử lý kịp thời.

| NGÔI SAO THƯƠNG HIỆU »

| ĐỌC THÊM »