Xuất bản: 19/11/2019  

Việt Nam có vắc xin mới phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não

Người lớn chỉ tiêm một mũi vắc xin "phế cầu 13" cho hiệu quả bảo vệ lâu dài.

Vắc xin mới phòng phế cầu khuẩn gây viêm phổi, viêm màng não cho trẻ trên 5 tuổi và người lớn, được hệ thống tiêm chủng VNVC triển khai đầu tiên, từ 17/11.

Loại vắc xin này sử dụng tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, do tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu Pfizer (Mỹ) nghiên cứu sản xuất. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, vắc xin này có thể tiêm sớm cho trẻ từ 6 tuần tuổi với phác đồ 3 mũi tiêm cơ bản và mũi tiêm nhắc cách mũi 3 tối thiểu hai tháng, trong khoảng thời gian 11 – 15 tháng tuổi. Với trẻ 7 – 11 tháng tuổi, sẽ tiêm hai mũi cơ bản, cách nhau một tháng và mũi nhắc lại cách mũi 2 tối thiểu hai tháng, tiêm khi trẻ trên một tuổi. Ở trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi, tiêm hai mũi, cách nhau tối thiểu hai tháng. Riêng trẻ từ 24 tháng tuổi, người trưởng thành và người cao tuổi chỉ cần tiêm một mũi cho hiệu quả bảo vệ lâu dài.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC, trước đây Việt Nam chỉ có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn cho trẻ dưới 5 tuổi, trong khi tỷ lệ trẻ trên 5 tuổi và người lớn có nhu cầu tiêm phòng các bệnh nguy hiểm này rất lớn. Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh phổi như lao phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính COPD, bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp… được chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh mà không có, thậm chí nhiều người phải ra nước ngoài chỉ để tiêm một loại vắc xin này. Do đó, thông tin VNVC có loại vắc xin phế cầu mới, hàng trăm người đã đến tiêm chủng ngay trong ngày đầu.

vắc xin mới phòng bệnh viêm phổi
Nhiều khách hàng đến tiêm vắc xin mới tại VNVC.

Vừa tiêm xong mũi vắc xin cúm mùa và “phế cầu 13” tại VNVC Trường Chinh, Hà Nội, bà Lê Thị Thu (65 tuổi, Hà Nội) cho biết, mấy năm nay cứ tới mùa này là bà Thu phải nhập viện điều trị viêm phổi mà không có vắc xin phế cầu phòng bệnh do loại hiện có chỉ tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi. Bà cũng không có điều kiện ra nước ngoài tiêm vắc xin này nên lúc nào cũng lo sẽ mắc bệnh, sẽ rất nguy hiểm. “Hôm nay đi tiêm phòng cúm, tình cờ biết có vắc xin phế cầu cho người lớn, tôi rất mừng và đăng ký tiêm ngay”, bà Thu nói.

Chị Nguyễn Minh Thanh (Thủ Đức, TP HCM) an tâm sau khi tiêm mũi “phế cầu 13” cho con trai 6 tuổi tại VNVC Hoàng Văn Thụ. Chị chia sẻ, trước đây do không biết nên chị không cho con tiêm vắc xin phòng bệnh do phế cầu, đến khi hỏi bác sĩ thì con qua 5 tuổi không tiêm được nữa mà con hay bệnh, ho sốt viêm họng, viêm phổi nên chị rất lo. “May nay có vắc xin mới về tiêm được cho trẻ lớn và chỉ tiêm mấy mũi mà phòng đến 4 bệnh nguy hiểm, nên tôi cho con tiêm đủ để yên tâm, chứ bị bệnh đi viện thì tốn kém hơn nhiều lần tiền vắc xin”, chị Minh Thanh cho biết.

Người lớn chỉ tiêm một mũi vắc xin "phế cầu 13" cho hiệu quả bảo vệ lâu dài.
Người lớn chỉ tiêm một mũi vắc xin “phế cầu 13” cho hiệu quả bảo vệ lâu dài.

Chia sẻ sự nguy hiểm của phế cầu khuẩn, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM cho biết, phế cầu khuẩn thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em. Loại vi khuẩn này có nhiều chủng phức tạp, dễ lây truyền qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) và gây bệnh cho trẻ em, người lớn khi tiếp xúc với người bị bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn trong người.

Theo bác sĩ Khanh, viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) là 4 căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây nên, với tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%, đặc biệt ở nhóm đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cho thấy mỗi năm trên thế giới có hơn một triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì viêm phổi. Tại Việt Nam, ước tính hàng năm có khoảng 2,9 triệu trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh này.

Bệnh viêm phổi do phế cầu tiến triển rất nhanh, gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nếu may mắn khỏi bệnh cũng có thể mắc di chứng mù, điếc, liệt và chậm phát triển tâm thần kinh… Bệnh không chỉ nguy hiểm với trẻ nhỏ mà còn là nguyên nhân gây tử vong nhanh ở người cao tuổi, đặc biệt là người đang mắc các bệnh mạn tính như COPD, lao phổi, tim mạch, tiểu đường.

“Điều đáng nói là viêm phổi, viêm màng não,… do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), hay Haemophilus influenzae, Staphylococcus… không chỉ dễ lây nhiễm, gây bệnh nặng và tiến triển nhanh, mà quan trọng nhất là tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng hiện nay, do đó quá trình điều trị, cứu sống người bệnh rất khó khăn”, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha nói.

Hiện vắc xin "phế cầu 13" triển khai tiêm trên toàn hệ thống trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC toàn quốc.
Hiện vắc xin “phế cầu 13” triển khai tiêm trên toàn hệ thống trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC toàn quốc.

Để phòng bệnh viêm phổi do phế cầu, các chuyên gia khuyến cáo trẻ em từ 6 tuần tuổi và người lớn, đặc biệt là người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính cần được tiêm ngừa vắc xin phế cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh tỷ lệ người mắc bệnh về phổi cũng như các bệnh có liên quan tăng cao thời gian qua, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi, bụi mịn… như hiện nay, việc tiêm vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn cho tất cả mọi người rất cần thiết, bởi nếu không may mắc các bệnh lý này, việc điều trị khó khăn và tốn kém.

Hệ thống tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC hiện có 13 trung tâm trên toàn quốc. Với cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống kho lạnh bảo quản vắc xin đạt chuẩn GSP đảm bảo chất lượng vắc xin theo đúng quy định, quy trình, an toàn tiêm chủng được đảm bảo nghiêm ngặt, dịch vụ chăm sóc khách hàng cao cấp, giá thành hợp lý, VNVC đã trở thành một trong những trung tâm tiêm chủng hàng đầu Việt Nam. Ngoài việc cung cấp cho người dân các loại vắc xin và gói dịch vụ phù hợp với lứa tuổi 0-12, 0-24 tháng; phụ nữ chuẩn bị mang thai và người trưởng thành, Trung tâm tiêm chủng vắc xin VNVC còn đáp ứng nhu cầu tiêm lẻ các loại vắc xin có thể khan hiếm như 6 trong 1 (Infanrix Hexa, Hexaxim), 5 trong 1 (Pentaxim), Synflorix, vắc xin phòng viêm não mô cầu, vắc xin cúm mùa, phòng bệnh dại…

| NGÔI SAO THƯƠNG HIỆU »

| ĐỌC THÊM »